Vớ y khoa Tina có tác dụng tích cực trong việc hỗ trợ điều trị giãn tĩnh mạch chân cho người bệnh, với nguyên lý điều trị bằng áp lực chính xác, tăng độ dốc áp lực được các nhà sản xuất tính toán giảm dần đều từ dưới cổ chân lên tới đùi nhằm giúp máu được lưu thông một cách tốt nhất.
Vớ y khoa Tina hỗ trợ điều trị giãn tĩnh mạch
Ngoài ra, vớ y khoa còn tạo ra độ dốc áp lực làm tăng tốc độ tuần hoàn máu, giảm thiểu nguy cơ hình thành huyết khối do tốc độ dòng máu chảy chậm gây ra. Vớ y khoa tốt phải tạo được độ dốc áp lực thì mới có tác dụng điều trị bệnh suy tĩnh mạch. Độ dốc áp lực là áp lực ép lên tĩnh mạch giảm dần một cách đều đặn dọc theo chiều dài chân, từ cổ chân (áp lực 100%) đến đùi (áp lực 40%).
Tác dụng làm khép van và tạo độ dốc áp lực là hai đặc tính quan trọng nhất của vớ y khoa mà bất kỳ một loại thuốc nào cũng không thể thay thế được. Nếu bỏ qua yếu tố này thì kết quả điều trị rất kém, dù có uống thuốc lâu dài. Điều này rất dễ kiểm chứng với bệnh nhân của bác sỹ, những người đã từng uống thuốc lâu dài từ năm này qua năm nọ.
» Cách sử dụng vớ y khoa Tina hỗ trợ điều trị giãn tĩnh mạch chân
- Luôn mang vớ khi chân đã khô. Tốt nhất nên mang vớ vào buổi sáng sớm, trước khi chân có biểu hiện sưng phù.
- Nên tháo trang sức, đồng hồ… để tránh làm trầy xước vớ trong khi mang. Hạn chế các vật sắc, nhọn có thể làm hỏng vớ.
- Lộn trái vớ đến tận gót chân. Mang vớ vào đến mu bàn chân, điều chỉnh vớ ở gót chân cho phù hợp. Từ từ cuốn vớ từ gót chân đến đùi (không dùng tay kéo mép vớ). Dùng lòng bàn tay vuốt nhẹ cho đến khi vớ thật sự vừa vặn (tránh cuộn, xoắn hay kéo căng vớ).
- Nên xoa chân từ mắt cá đến đùi thường xuyên để kích thích tuần hoàn giúp máu lưu thông tốt hơn.
- Cởi vớ ra trước khi đi ngủ.
- Trong lần sử dụng đầu tiên, nếu có cảm giác chật chội bạn có thể chỉ mang vớ trong vài giờ, sau đó tăng dần thời gian mang vớ cho đến khi có thể mang vớ thoải mái suốt cả ngày. Nên có hai vớ để sử dụng luân phiên.
Vớ y khoa Tina hỗ trợ điều trị giãn tĩnh mạch
» Cách bảo quản vớ y khoa Tina hỗ trợ điều trị giãn tĩnh mạch
- Có thể giặt máy hoặc giặt tay bằng nước ấm với xà phòng trung tính. Nên cho vớ vào túi giặt nếu giăt bằng máy. Tránh dầu mỡ, clo và các chất tẩy trắng khi giặt vớ.
- Phơi vớ ở nơi thoáng mát, tránh nhiệt độ cao và ánh nắng trực tiếp.
- Không ủi (là), sấy vớ.
- Không vặn, xoắn, kéo chỉ hoặc dùng kéo cắt chỉ trên vớ.
- Nếu vớ bị bám bẩn, làm sạch vớ bằng miếng xốp mềm, ẩm.